Trần thạch cao đẹp cho mọi nhà
Đóng trần thạch cao hiện nay rất được ưa chuộng trong xây dựng nhà ở, văn phòng,.. bởi những tính năng ưu việt mà nó sở hữu. Tuy nhiên nhiều gia chủ vẫn đang phân vân trần thạch cao có bền hay không, chúng có những ưu nhược điểm ra sao cũng như chi phí hay Giá Thi Công Trần Thạch Cao là bao nhiêu. Hà Thành Gypsum sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay.
BẢNG GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO
Nguyên nhân nứt trần thạch cao
Thi công trọn gói vách ngăn phòng giá rẻ
Bảng giá thi công vách thạch cao
Cấu tạo trần thạch cao chìm.
Trần chìm bao gồm trần phẳng và trần giật cấp. Có hệ khung xương được giấu kín hoàn toàn phía trên của các tấm thạch cao. Khi hoàn thiện nhìn giống như trần bê tông nhưng lại đẹp hơn rất nhiều.
Cấu tạo của trần thạch cao chìm.
- Thanh chính: Là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cây ty treo và tăng đơ
- Thanh phụ: Được liên kết với thanh chính bằng ngàm và liên kết trực tiếp với tấm thạch cao
- Thanh viền tường: Có tác dụng liên kết giữa tường hoặc vách với các thanh phụ để cố định hệ khung xương
- Tấm thạch cao: Các tấm thạch cao sẽ được liên kết trực tiếp với các thanh phụ và thanh viền tường bằng vít, tre phủ toàn bộ hệ khung xương
- Vật tư phụ: Bao gồm vít, tắc kê, ty ren, tăng đơ,…
Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao chìm.
Ưu điểm:
- Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao vì thiết kế đa dạng dễ dàng trang trí và sơn màu theo sở thích
- Dễ dàng kết hợp với nhiều loại thiết bị, vật liệu trang trí khác nhau mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho mỗi căn phòng.
- Che giấu đi những khuyết điểm của trần bê tông và hệ thống điện, nước, điều hòa,… Đem đến không gian sang trọng cho căn nhà.
- Trần chìm dễ dàng ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau như nhà phố, văn phòng, quán cafe,… dù diện tích lớn hay nhỏ thì mẫu trần này cũng rất thích hợp.
- Trần thạch cao chìm có tuổi thọ cao và các âm, cách nhiệt tốt hơn so với trần nổi.
Nhược điểm:
- Chi phí thi công đóng trần thạch cao chìm khá tốn kém vì thời gian thi công lâu và phải thêm cả chi phí cho sơn bả.
- Trong quá trình thi công sẽ tạo ra nhiều bụi bẩn
- Gặp vấn đề cần sửa chữa hay kiểm tra kỹ thuật cũng rất tốn kém nếu cần phải tháo rỡ một phần hay toàn bộ trần thì chi phí lại càng cao.
- Rất kỵ nước và ẩm, vì vậy khi tư vấn và thi công, người chịu trách nhiệm phải rất lưu tâm đến các yếu tố ảnh hưởng.
Cấu tạo trần nổi hay còn gọi là trần thả.
Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần nổi. Là trần có hệ khung xương được thiết kế lộ ra một phần ở bề mặt trần và được chia thành ô có kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm.
Cấu tạo chính của trần thả bao gồm:
- Thanh xương chính: có độ dài là 3.6m, là thanh chịu lực chính và tạo mặt phẳng cho trần.
- Thanh xương phụ: gồm 2 loại có độ dài là 1.2m và 0.6m có chức năng liên kết các thanh chính với nhau và các thanh phụ với nhau tạo thành các ô có kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm.
- Thanh viền tường: có hình chữ V đóng trực tiếp vào tường bê tông và có chức năng làm bản đỡ tấm thả
Ưu, nhược điểm của trần thả.
Loại trần này có ưu điểm vượt trội là dễ sửa chữa, dễ lắp đặt thi công và tháo dỡ. Vậy nên nó thường được sử dụng cho các không gian rộng lớn của các công trình công cộng như trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, hoặc các công trình về văn phòng.
Nhược điểm lớn nhất của trần thả đó là hạn chế về mặt thẩm mỹ và thiết kế. Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đã thiết kế và đưa ra thị trường sản phẩm tấm trần thả với nhiều mẫu mã đa dạng, đẹp mắt và hiện đại. Giúp trần thả hạn chế được đáng kể nhược điểm về mặt thẩm mỹ, cũng như được nhiều chủ đầu tư chọn lựa để thi công.
Mẫu trần thạch cao đẹp
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi cũng như cấu tạo và phương pháp thi công đóng trần thạch cao. Để biết thêm thông tin chi tiết về giá thi công đóng trần thạch cao quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua Hot line: 0917543991 để được tư vấn chính xác nhất. Xin trân thành cảm ơn.