Khi chúng ta vừa bỏ ra một khoản tiền để thuê thợ làm trần thạch cao. Nhưng chỉ thời gian ngắn sử dụng đã xuất hiện một hay vài vết nứt trên trần thạch cao. Vết nứt xuất hiện ở cổ trần, ở giữa trần, ở gần các góc khe đèn hắt,… Độ dài và rộng của vết nứt ở những vị trí khác nhau cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân nứt trần thạch cao và phương pháp khắc phục dưới đây.
- Bảng giá thi công trần thạch cao
- Bảng giá thi công vach thạch cao
- Các loại tấm thạch cao
- Các loại khung xương trần vách thạch cao
- Hướng đẫn thi công vách thạch cao
- Mẫu trần thạch cao đẹp
Nguyên nhân nứt trần thạch cao.
Có 3 nhóm tác động chính làm nứt trần thạch cao nhà bạn đó là:
- Tác động của con người
- Tác động của môi trường sống xung quanh
- Tác động của kết cấu khác
Tác động của con người.
Trong 3 nhóm tác động thì tác động của con người chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân nứt trần thạch cao. Cụ thể hơn đó là do quá trình thi công không đảm bảo đúng kỹ thuật. Thợ làm nhanh làm ẩu, cắt bớt vận liệu để giảm chi phí và thời gian thi công.
Lắp ty treo thưa, không chắc chắn và thanh xương chính quá thưa làm cho hệ khung xương trần yếu. lâu dài sẽ khiến cho trần bị võng và nứt. Khoảng cách khuyến cáo giữa các ty treo trên một hàng là 88cm và khoảng cách giữa hai hàng xương chính là từ 0.8m -1m, nếu có thể hãy để 0.8m là tốt nhất.
Khi lắp tấm thạch cao vào khung chúng ta cần để ý những điểm sau.
- Nếu để cho các góc tấm thạch cao trùng nhau sẽ tạo thành ứng suất tập trung ở vị trí góc tấm, về lâu dài sẽ xuất hiện vết nứt. Lỗi này khá là phổ biến, thường đến từ những thợ mới còn non tay nghề, kinh nghiệm ít.
- Tại những vị trí kỹ thuật ( cắt trần ) cần phải được gia cố khung xương. Như khe gió điều hòa, khe đèn âm trần,…
- Bột bả trộn quá nhiều nước thì khi khô trần sẽ rất rễ bị nứt do mất mước quá nhiều.
- Nứt trần thạch cao cũng có thể là do quá trình sử lý mối nối không được tốt, chất lượng nối nối không đảm bảo. ( Nhưng sử lý mối nối khá là đơn giản, không cần kỹ thuật cao vì vậy nỗi nứt trần do sử lý nối nối khá là hiếm gặp).
Tác động của môi trường xung quanh.
Khách quan mà nói thì những tác động của môi trường xung quanh ảnh hưởng không nhiều. Tuy nhiên vẫn có những tác động trược tiếp và gián tiếp đến độ bền của công trình. Những nguyên nhân nứt trần thạch cao có thể kể đến như.
- Sự thay đổi hay là chênh lệch của nhiệt độ và độ ẩm trong không khí cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến trần thạch cao. Nếu sự chênh lệch này quá lớn có thể làm cho tấm thạch cao bị cong vênh và nứt. Trường hợp này thường xuất hiện ở những phòng phía trên là mái tôn, trong phòng thì bật điều hòa.
- Âm thanh và sự rung động do các phương tiện tham gia giao thông. Những trần thạch cao có chất lượng kém sẽ rễ bị ảnh hưởng hơn những trần thạch cao chất lượng tốt.
Tác động của kết cấu khác.
Đối với những công trình cũ và lớp vữa trát trường đã xuống cấp thì liên kết giữa tường và trần thạch cao sẽ bị ảnh hưởng. Khi liên kết không được ổn định, chăc chắn thì sẽ dẫn đến tình trạng nứt cổ trần. Trường hợp này không phải là hiếm gặp. Những công trình cũ và xuống cấp, để tiết kiệm chi phí thì lựa chọn cải thay vì xây mới.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc thi công và sửa chữa trần thạch cao.